Quy Trình Xi Mạ Crom Cứng

Mạ crom cứng chống mài mòn
Đánh giá bài này

1/ Gia công cơ

  • Gia công cơ bề mặt kim loại cho các vật mạ crom cứng được thực hiện trên các máy mài đánh bóng, máy mài vô tâm, máy doa chính xác…
  • Sau khi gia công cơ, bề mặt nền luôn có nhiều khuyết điểm nhỏ như lỗ rổ, vết mài, vết đánh bóng, vết xước, mảnh vụn cát nghiền găm chặt vào nề, mạt sắt dính bám trong khe rãnh….Các khuyết tật này sẽ được khuếch đại lên sau khi mạ crom cứng, mạ càng dày càng khuếch đại mạnh hơn.
  • Vì vậy, nếu bề mặt nền đã hoàn thiện xong mà không loại được hết đến mức tối đa các khuyết tật này, bề mặt crom sau khi mạ sẽ nhám lên rất nhiều. Cho nên phôi bắt buộc phải qua các khâu gia công cơ để đạt độ nhẵn cần thiết.

2/ Tẩy sạch dầu mỡ

  • Gia công cơ xong bề mặt đã nhẵn sạch về mặt cơ học nhưng vẫn chưa sạch về mặt hóa học: còn dính dầu mỡ, vết bẩn, vết vân tay, lớp oxit bề mặt mới sinh….chúng sẽ làm giảm độ gắn bám của lớp crom với nền. Vì vậy, cần phải tẩy rửa sạch tiếp trong dung môi hữu cơ và trong các dung dịch hóa chất.
  • Tẩy sạch dầu mỡ: bằng phương pháp hóa học hoặc điện hóa trong dung dịch kiềm cho cả vật cần gia công lẫn phụ kiện kèm theo như móc treo, vật che chắn…
Mạ crom cứng chống mài mòn
Mạ crom cứng chống mài mòn

3/ Tẩy bóng

  • Nhiều trường hợp cần tẩy bóng bề mặt bằng phương pháp hóa học hay điện hóa để xóa hết các khuyết tật còn sót lại sau khi đã gia công cơ như vết mài, vết đánh bóng, vết xước, cạnh sắc, vụn cát nghiền găm chặt vào nền, mạt sắt dính bám trong khe rãnh…
  • Tẩy bóng điện hóa thường dùng cho lớp mạ crom để vê tròn các gờ cạnh sắc, các ba via rất nhỏ…của vật mạ.

4/ Hoạt hóa bề mặt

  • Bề mặt đã sạch dầu mỡ được đưa đi hoạt hóa để trở nên hoạt động và có độ nhám tế vi phù hợp nhằm tăng cường gắn bám giữ lớp crom cứng với nền đến mức cao nhất.
  • Thực hiện hoạt hóa bằng phương pháp điện hóa trên anot, catot hay bằng phương pháp cơ học (thổi, phun, xịt rất mạnh).

5/ Rửa nước

  • Rửa giữa các khâu gia công để làm sạch hết các chất bẩn, các hóa chất bám theo bề mặt, tránh hóa chất từ bể này lẫn sang bể kia, gây hư hỏng dung dịch và làm giảm chất lượng mạ.
  • Có nhiều phương pháp rửa khác nhau: rửa tĩnh, rửa sục khí, rửa chảy tràn, rửa ngược chiều, rửa đa cấp, rửa xối, rửa phun, rửa thu hồi…

6/ Mạ crom cứng

  • Sau khi hoàn tất các khâu chuẩn bị bề mặt, sản phẩm được cho vào hồ xi mạ crom để mạ cho đến khi đạt độ dày và độ cứng mong muốn.

7/ Mài đánh bóng

  • Dành cho những sản phẩm cần mạ crom cứng bóng, nhằm làm cho bề mặt lớp mạ sáng bóng, trơn nhẵn.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *